Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 22 Tháng 3 2018 07:17 Viết bởi Son Thứ năm, 22 Tháng 3 2018 06:57
Sốc phản vệ là một trong những phản ứng dị ứng tức thì nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong nhanh chóng trong vài giây đến một vài phút, nhưng nếu được cấp cứu kịp thời, đúng cách 80 - 90% bệnh nhân sốc phản vệ sẽ được cứu sống.
Để nâng cao năng lực về xử trí sốc phản vệ, giúp hạn chế tai biến, giảm tỷ lệ bệnh nhân tử vong do sốc phản vệ. Ngày 21/03/2018 Bệnh viện Phục hồi chức năng Đà Nẵng tập huấn thông tư TT51/2017/TT-BYT về hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ.
Phát biểu khai mạc lớp học, Bác sỹ CKI Nguyễn Hữu Hiến – Phó Giám đốc bệnh viện cho biết, mục tiêu buổi tập huấn là các bác sĩ, điều dưỡng viên sau khi kết thúc chương trình tập huấn có thể nhận biết sớm các dấu hiệu phản vệ, biết xử lý cấp cứu ban đầu một cách nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả bằng tiêm bắp thuốc adrenalin, cách theo dõi bệnh nhân sau sốc, các phương pháp xác định nguyên nhân và quản lý tư vấn cho bệnh nhân và gia đình cách phòng tránh.
Ông Nguyễn Hữu Hiến phát biểu
Trong buổi tập huấn, các hoạc viên được BSCKI Nguyễn Hữu Hiến cùng với chị Điều dưỡng trưởng Huỳnh Phan Minh Thùy hướng dẫn về những nội dung cơ bản về phác đồ phòng chống sốc phản vệ, cách nhận biết, phát hiện sớm các trường hợp sốc phản vệ, điều trị cấp cứu ban đầu, cấp cứu ngừng thở ngừng tim, cách xử trí cấp cứu tại chỗ, xử trí suy hô hấp, thiết lập đường truyền tĩnh mạch, cách sử dụng thuốc và điều trị phối hợp để xử lý kịp thời tránh tai biên xảy ra.
Chị Huỳnh Phan Minh Thùy phát biểu về sơ đồ chẩn đoán và xử trí phản vệ
Ông Phạm Văn Tài nói về kinh nghiệm khi xử trí phản vệ
Sơ đồ chẩn đoán và xử trí phản vệ